8 lý do khiến website bán hàng của bạn dễ mất khách
Theo hãng phân tích dữ liệu QuBit, các nhà bán lẻ Anh đang mất đi hơn 8 tỷ bảng Anh (12,6 triệu USD) mỗi năm vì website bán hàng của họ hoạt động không hiệu quả.
» Thiết kế Website bán hàng - Nền móng của thương mại điện tử» Kinh doanh dịch vụ cần một trang web như thế nào?
» Bí quyết tạo nội dung hấp dẫn cho website bán hàng
Sử dụng công nghệ Exit Feedback, QuBit đã thu thập hơn 18.000 bình luận về các website bán hàng của Anh và phân tích số liệu để phát hiện ra những vấn đề cơ bản mà các website này gặp phải. Và sau đây là 8 lý do khiến các website bán hàng chưa hoạt động hiệu quả.
1. Thiếu cập nhật giá thành sản phẩm
Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa thành công của bán lẻ trực tuyến. Ngày nay việc so sánh giá cả của các món đồ dễ dàng hơn bao giờ hết. QuBit khuyến cáo các website bán hàng nên đề cập đến các mức giá trong các ngày trước, hoặc tập trung vào “ngày khuyến mãi nào đó trong tuần” nhằm thỏa mãn những khách hàng nhạy cảm về giá.
2. Không có miêu tả hàng hóa:
Hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán hàng liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Phần miêu tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp.
Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”. Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán hàng nên có.
3. Không có thông tin hàng còn trong kho
Việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà người mua có thể sử dụng.
4. Thông tin chuyển hàng không rõ ràng
Giá cả và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web trở nên thiếu tin cậy. Đặc biệt, thông tin chuyển hàng đi quốc tế và giá chuyển hàng theo từng loại tiền tệ là hai tính năng chính mà các website bán lẻ cần lưu ý.
5. Chất lượng hình ảnh không tốt:
Mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng.
6. Tốc độ tải của website bán hàng chậm
Tốc độ tải của website bán hàng rất quan trọng. Tốc độ tải web chậm là một trở ngại lớn với các website bán lẻ, vì người dùng đơn giản rất ghét phải chờ đợi một website hiện ra. Các nhà bán lẻ nên kiểm tra thời gian tải của website công ty so với các website đối thủ và có những cải thiện kịp thời.
7. Không có tính năng điều hướng:
Người tiêu dùng đã quen truy cập những website thương mại lớn như Amazon – luôn có tính năng điều hướng rõ ràng – và họ cũng hy vọng sẽ được hướng dẫn như vậy khi vào các website bán lẻ khác. Những đường liên kết (link) bị hỏng trong khi mua hàng, thiếu các trang đề mục trong thanh điều hướng hay thiếu nút trở về (back) có thể khiến họ rời bỏ trang web.
8. Thiếu Video
Video về sản phẩm có thể tăng thêm giá trị cho một trang sản phẩm, và việc thiếu video cũng gây ấn tượng không tốt cho các website bán lẻ. Tốt nhất, nên mang lại trải nghiệm liền mạch cho người xem bằng những video và ảnh chất lượng cao.
Trên đây là 8 yếu tố khiến website bán hàng của bạn dễ mất khách. Áp dụng những lời khuyên của chúng tôi sẽ giúp bạn tránh được sai lầm khi thiết kế website bán hàng cho doanh nghiệp mình.
» Những nguyên tắc bạn cần biết khi thiết kế website bán hàng