Chuyện UX của cái Form
Với vai trò là người sử dụng Web hay App, mỗi khi phải điền thông tin vào form, nhìn thấy nhiều trường thông tin cần điền là ngại rồi, do vậy mình hay có tâm lý bỏ qua hoặc nhập nhăng cuội cho xong.
» Những xu hướng UX hàng đầu trong năm 2013» Theo dõi các Startups – Sản phẩm khởi nghiệp
» Tại sao trang web phải thân thiện với người dùng di động?
Hãy nhìn thử ảnh minh hoạ là 3 form phản hồi của độc giả trên 3 trang tin điện tử khác nhau. Trường hợp 1 là trường hợp thể hiện UX không tốt, trường hợp 2 và 3 là UX tốt bởi:
- Trường hợp 1: Bày 1 lúc tất cả trường thông tin cần nhập, không giải thích gì thêm -> Người dùng nhìn thấy ngại nhập, hoặc ngại cung cấp nên bỏ qua, không ý kiến cho dù đọc xong tin thấy ngứa mồm định nói mấy câu. Khi không nhập thông tin liên hệ thì cũng chỉ đưa ra thông báo cụt lủn "Chưa nhập họ tên" mà không giải thích nhập làm gì.
- Trường hợp 2 và 3: Tách ra làm 2 bước, bước 1 chỉ hiển thị đúng 1 trường nhập nội dung ý kiến, là cái mà độc giả đang muốn gõ vào, kèm theo dòng mời gọi "Bạn nghĩ gì về tin này" hay "Ý kiến của bạn". Sau khi đọc xong tin thấy muốn ý kiến thì kiểu gì chẳng gõ ngay vào đó. Xong bấm "Gửi" thì mới chuyển sang bước 2 đề nghị nhập thông tin liên hệ hoặc login bằng FB/Gmail kèm dòng giải thích "dùng để BBT liên hệ khi cần" hay "để được xuất bản nhanh hơn" - lý do rất chính đáng. Lúc này chẳng nhẽ đã nhập 1 nội dung tâm huyết dài dài vào ô nội dung ở bước 1, chẳng nhẽ lại không nhập tên và email để được đăng lên? Mới lại có nhập cũng chỉ 2 trường thay vì 3 như trường hợp 1. Thế nên độc giả sẽ chịu khó nhập, và yên tâm là không sợ mục đích nào đó xấu mà chỉ để "cho ý kiến này được lên nhanh hơn" hoặc "cho ban biên tập liên hệ với mình" (tất nhiên độc giả ngại lộ thông tin vẫn có thể nhập thông tin fake)
Như vậy, cho dù lượng thông tin cần nhập như nhau, nhưng thay vì bày hết ra một lần thì được tách ra nhiều step khác nhau để phá bỏ rào cản ngại/lười của người dùng, đặc biệt là những form có rất nhiều trường thông tin yêu cầu nhập, do vậy nên tách ra nhiều bước khác nhau, mỗi bước là các trường thông tin có liên quan như Thông tin cá nhân/Thông tin sản phẩm/Địa chỉ nhận hàng/...và không nên quá 3 trường thông tin cần gõ, còn lại nên chuyển sang dạng box chọn trên danh sách có sẵn nếu được (select box). Mặt khác khi tách ra thì có thể bổ sung thêm được các thông tin bổ trợ để người dùng có thể hiểu rõ tại sao mình cần cung cấp thông tin đó.
-> Bài học:
- Đừng show tất cả mọi thứ ra, người dùng nhìn thấy ngại sẽ bỏ qua
- Tách từng loại trường thông tin ra các bước khác nhau như: Thông tin cá nhân riêng, thông tin thanh toán riêng, thông tin nhận hàng riêng. Trong các bước đó giải thích rõ nhập thông tin này để làm gì
- Hạn chế số trường phải gõ, nếu được chuyển sang dạng select box (như chọn Quận huyện, tỉnh thành)
- Lưu lại các thông tin khách đã nhập các lần trước vào cookies để fill sẵn vào các lần sau.
Theo fb Tuấn Nguyễn
» Quy luật đầu tiên của UX - Trải nghiệm người dùng