Hướng dẫn sử dụng LESS cơ bản

Hướng dẫn sử dụng LESS cơ bản

CSS rất đơn giản, dễ học, nhất là với người mới bắt đầu. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khá “tĩnh”, điều này dẫn đến việc trong CSS rất khó để sử dụng lại các thuộc tính, các thành phần khai báo hoàn toàn độc lập với nhau. Đồng thời rất khó quản lý khi các đoạn mã CSS trở nên quá nhiều.

Để khắc phục các nhược điểm của CSS, các CSS preprocessor ra đời. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về LESS, hướng dẫn sử dụng less cơ bản, một trong những CSS preprocessor phổ biến nhất hiện nay.

1: LESS LÀ GÌ?

LESS là một CSS preprocessor, giúp ta viết các đoạn mã CSS đơn giản, ngắn gọn và hiệu quả hơn, đồng thời cũng dễ quản lý hơn bằng cách thêm vào CSS các thành phần động như biến, mixins, toán tử và hàm. LESS được phát triển bởi Alexis Sellier, một lập trình viên người Đức.

2: SỬ DỤNG LESS THẾ NÀO?

  1. Đầu tiên bạn tải file less.js về máy của mình.
  2. Tạo một file mới với phần mở rộng là .less, ví dụ styles.less
  3. Mở tài liệu HTML và thêm đoạn code sau:
<link href=”styles.less” rel=”stylesheet/less” type=”text/css” />
<script type=”text/javascript” src=”less.js”></script>
  1. Đảm bảo styles.less được thêm vào trước less.js

  2. File styles.less sẽ chứa đoạn mã LESS của bạn. Hãy cùng tìm hiểu cú pháp của LESS trước khi bắt đầu viết code nhé.

3: CÚ PHÁP CỦA LESS

3.1: BIẾN

Việc sử dụng biến cho phép khai báo giá trị được sử dụng nhiều lần tại một chỗ, và sử dụng nó trong toàn bộ style của bạn. Vì thế khi muốn thay đổi giá trị này, bạn chỉ cần thay đổi tại một chỗ.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
// LESS
@color: #4D926F;
 
#header {
  color: @color;
}
h2 {
  color: @color;
}

Kết quả

1
2
3
4
5
6
7
/* Biên dịch ra CSS */
#header {
  color: #4D926F;
}
h2 {
  color: #4D926F;
}

3.2: MIXINS

Mixins cho phép gắn toàn bộ thuộc tính của một class trong CSS vào trong class khác bằng một cách khá đơn giản là thêm tên class này như một thuộc tính của class kia. Nó gần giống với biến, nhưng thay giá trị bằng toàn bộ các thuộc tính của class. Mixins cũng có thể được sử dụng như hàm, bằng cách truyền tham số, như ví dụ dưới đây:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
// LESS
.rounded-corners (@radius: 5px) {
  border-radius: @radius;
  -webkit-border-radius: @radius;
  -moz-border-radius: @radius;
}
 
#header {
  .rounded-corners;
}
#footer {
  .rounded-corners(10px);
}

Kết quả

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
/* Biên dịch ra CSS */
#header {
  border-radius: 5px;
  -webkit-border-radius: 5px;
  -moz-border-radius: 5px;
}
#footer {
  border-radius: 10px;
  -webkit-border-radius: 10px;
  -moz-border-radius: 10px;
}

3.3: NESTED RULES

Thay vì viết các tên selector dài để chỉ ra các quan hệ thừa kế trong CSS, với Less bạn có thể lồng các selector vào nhau. Việc này làm cho quan hệ thừa kế trở nên rõ ràng hơn và code stylesheet cũng ngắn gọn hơn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
// LESS
#header {
  h1 {
    font-size: 26px;
    font-weight: bold;
  }
  p { font-size: 12px;
    a { text-decoration: none;
      &:hover { border-width: 1px }
    }
  }
}

Kết quả

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
/* Biên dịch ra CSS */
 
#header h1 {
  font-size: 26px;
  font-weight: bold;
}
#header p {
  font-size: 12px;
}
#header p a {
  text-decoration: none;
}
#header p a:hover {
  border-width: 1px;
}

3.4: HÀM & TOÁN TỬ

Toán tử cho phép cộng, trừ, nhân, chia giá trị của các thuộc tính, màu sắc, làm cho giá trị của các thuộc tính có liên quan tới nhau. Hàm ánh xạ 1-1 với code JavaScript, cho phép thao tác với các giá trị theo bất cứ cách nào bạn muốn.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
// LESS
@the-border: 1px;
@base-color: #111;
@red:        #842210;
 
#header {
  color: @base-color * 3;
  border-left: @the-border;
  border-right: @the-border * 2;
}
#footer {
  color: @base-color + #003300;
  border-color: desaturate(@red, 10%);
}

Kết quả

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
/* Biên dịch ra CSS */
#header {
  color: #333;
  border-left: 1px;
  border-right: 2px;
}
#footer {
  color: #114411;
  border-color: #7d2717;
}

Ngoài ra, trong LESS cũng có thể sử dụng hàm, namespace, javascript evaluation,… một số hàm thao tác với màu sắc: lighten(), darken(), saturate(), desaturate(), fadein(), fadeout(), fade() spin() and mix(). Bạn có thể xem chi tiết hơn tại less.eten.vn.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.