Code chống copy và click chuột phải bằng CSS và JavaScript

Code chống copy và click chuột phải bằng CSS và JavaScript

Ngăn thao tác quét bài viết là cách chống copy đơn giản nhưng khá hiệu quả. Tuy nó không chống lại được các đối tượng sao chép có chuyên môn về công nghệ thông tin, nhưng với các đối tượng copy thông thường thì rất hữu hiệu.

 

Trong bài viết này Freehost Page sẽ “song kiếm hợp bích” cả 2 biện pháp là sử dụng CSS kết hợp với JavaScript. Bạn chỉ cần đưa đoạn code sau vào trước thẻ đóng </head> của mẫu HTML trang web của bạn là thành công:

<style>
body{
-webkit-touch-callout: none;
-webkit-user-select: none;
-moz-user-select: none;
-ms-user-select: none;
-o-user-select: none;
user-select: none;
}
</style><script type="text/JavaScript">
function killCopy(e){
return false
}
function reEnable(){
return true
}
document.onselectstart=new Function ("return false")
if (window.sidebar){
document.onmousedown=killCopy
document.onclick=reEnable
}
</script>

Nếu bạn muốn chống thêm cả thao tác chuột phải (hạn chế tình trạng sao chép ảnh và văn bản), thì đây là đoạn code… Vị trí thì vẫn thế, bạn cứ để nó trước thẻ đóng </head>:

<script type="text/JavaScript">
var message="NoRightClicking"; function defeatIE() {if (document.all) {(message);return false;}} function defeatNS(e) {if (document.layers||(document.getElementById&&!document.all)) { if (e.which==2||e.which==3) {(message);return false;}}} if (document.layers) {document.captureEvents(Event.MOUSEDOWN);document.onmousedown=defeatNS;} else{document.onmouseup=defeatNS;document.oncontextmenu=defeatIE;} document.oncontextmenu=new Function("return false") 
</script>

Phần dưới đây tôi sẽ giải thích ý nghĩa những dòng code trong bài, nếu bạn không phải là dân công nghệ thông tin thì không cần đọc cho đỡ nhức đầu, đưa các đoạn code trên vào trước thẻ </head> là bạn chống hành vi copy được rồi…

Đoạn CSS:

<style>
body{
 -webkit-touch-callout: none;
 -webkit-user-select: none; 
 -moz-user-select: none;    
 -ms-user-select: none;     
 -o-user-select: none;
 user-select: none;
 }
</style>

Ở trên là đoạn CSS3 chống copy, -webkit, -moz, -ms, -o là để tương thích với các trình duyệt khác nhau, vì là CSS3 nên nếu trình duyệt nào chưa hỗ trợ đầy đủ thì nó không hoạt động, nghĩa là đối tượng vẫn copy được! Do vậy ta mới cần thêm JavaScript – cái này thì hoạt động tốt trên hầu hết trình duyệt. Tuy nhiên JavaScript lại có điểm yếu là đối tượng có thể chủ động tắt JavaScript của trình duyệt để copy… Và đó là lý do ta nên kết hợp cả hai, vì CSS thì đối tượng lại không thể tự tắt. Phối hợp cả 2 làm cho chúng bù lấp các điểm yếu của nhau.

PS: Đoạn code JavaScript có tham khảo từ trang này.

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.